NỮ THẦN LAKSHMI TRONG VĂN HÓA ẤN ĐỘ

Thứ hai - 27/05/2024 10:36
Nữ thần Lakshmi trong tiếng Sanskrit được bắt nguồn từ chữ “lakS” có nghĩa là “lĩnh hội, nhận thức”. Nó đồng nghĩa với “laksya” nghĩa là “mục đích”.Lakshmi là nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, người là hiện thân cho sự phong phú, thịnh vượng, giàu có và hạnh phúc.
Raja Ravi Varma, Goddess Lakshmi, 1896 (Nguồn ảnh Wikipedia)
Raja Ravi Varma, Goddess Lakshmi, 1896 (Nguồn ảnh Wikipedia)

Nữ thần Lakshmi trong tiếng Sanskrit được bắt nguồn từ chữ “lakS” có nghĩa là “lĩnh hội, nhận thức”. Nó đồng nghĩa với “laksya” nghĩa là “mục đích”.Lakshmi là nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, người là hiện thân cho sự phong phú, thịnh vượng, giàu có và hạnh phúc. Hầu hết người dân Ấn độ đều thờ nữ thần, ai ai trên đất Ấn độ cũng đều biết tới nữ thần.

Truyền thuyết kể rằng, một lần, vì sự xúc phạm của thần Indra – vị thần chiến tranh nên nữ thần Lakshmi đã rời bỏ thế giới các vị thần và ẩn mình trong Biển Sữa. Thế là sự thành công và may mắn của các thần cũng dần mất đi trong cuộc chiến với quỷ dữ.Thế giới trở nên đen tối hơn, con người tham lam hơn và không lời cầu nguyện nào được đáp lại. Thần Vishnu nói với thần Indra rằng các vị thần cần phải khuấy Biến Sữa để mang Nữ thần Lakshmi và sự may mắn của nàng trở lại và trong Biển Sữa có cất giữ nhiều vật báu khác cho phép các vị thần đánh bại quỷ dữ. Thế là các thần cùng nhau khuấy Biển Sữa trong khoảng 1000 năm. Cuối cùng, những vật báu bắt đầu bay lên, giữa những thiên thể đó là một người phụ nữ tuyệt đẹp đang đứng trên một bông hoa sen.

Đó chính là Nữ thần Lakshmi, nàng đã trở lại thế giới. Với sự hiện diện của nàng, quả thật các vị thần đã đánh bại được quỷ dữ và đuổi chúng ra khỏi thế giới. Truyền thuyết này nhấn mạnh sự may mắn và thành công mà Nữ thần Lakshmi ban tặng cho những ai làm việc nỗ lực và tìm kiếm sự giúp đỡ một cách chân thành Nữ thần Lakshmi là vợ thần Vishnu, hình ảnh thường thấy của Nữ thần là với trang phục đỏ, đứng hoặc ngồi trên hoa sen, vẻ mặt nhân từ với 4 tay thể hiện sự có mặt của người ở khắp 4 hướng trong không gian, cũng như 4 giai đoạn trong cuộc sống con người: Dharma ( bổn phận), kama ( những ham muốn chân thực), artha ( sự giàu có), và moksha ( sự giải thoát). Hai bàn tay phía trước đại diện cho sự hoạt động trong thế giới vật chất với những đồng tiền vàng, hai bàn tay phía sau cầm hoa sen chỉ ra hoạt động trong thế giới tinh thần để có thể dẫn tới sự hoàn thiện về tâm hồn.

BẢO TÀNG KÝ ỨC ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC – NGŨ HÀNH SƠN

Nguồn tin: baotangdieukhacnonnuoc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Nguyễn Thu Hương

Nguyên Phó Trưởng ban phát triển doanh nghiệp CLB Doanh nhân Khánh Hòa Sài Gòn.  Nguyên Phó Trưởng Khoa Nhật Bản học Trưởng phòng HTQT và phát triển Dự án quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Cố vấn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây