Khi thương hiệu thời trang "sống xanh": Cách MUJI, UNIQLO tạo "điểm chạm" qua các chiến dịch bảo vệ môi trường

Thứ năm - 13/06/2024 23:14
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết của mọi ngành nghề, trong đó có ngành công nghiệp thời trang. Một số thương hiệu thời trang lớn đã đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp để thực hiện sống xanh tốt nhất.
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xu hướng “thời trang xanh” ra đời với mục đích bảo vệ môi trường. Thời trang xanh hay thời trang bền vững được gọi chung là “Environmentally-friendly Fashion”.
Xu hướng này sử dụng các loại vải sinh thái, có thể tái chế để dùng làm chất liệu may quần áo, phụ kiện. Một số nhãn hiệu nổi tiếng như MUJI, UNIQLO, Allbirds, Kowtow hay Levi’s là thương hiệu tiêu biểu cho xu hướng thời trang bền vững trên thế giới. 
Bài viết của Phúc Nguyễn
Nguồn ảnh: Phúc Nguyễn - Advertising Việt Nam
Nguồn ảnh: Phúc Nguyễn - Advertising Việt Nam

MUJI

 

Được thành lập từ năm 1980, sản phẩm của MUJI luôn nổi tiếng bởi tính thẩm mỹ tối giản, đặc trưng của người Nhật. Từ các thiết bị đồ gia dụng, nội thất, văn phòng, mỹ phẩm, quần áo hay thực phẩm đều được bày bán đa dạng theo chủ nghĩa “không thương hiệu”. Đồng thời, MUJI luôn tối ưu hóa quy trình sản xuất và đơn giản hóa việc đóng gói.

 

Năm 2022, MUJI cho ra mắt BST túi “Thiên Nhiên Giao Hòa”. Mỗi chiếc túi tote trong BST bán ra tương ứng với một cây xanh được trồng tại miền Trung Việt Nam. 

 

Tiêu chí “vì môi trường” được Muji thể hiện trong từng sản phẩm. Họ sử dụng len tái chế để sản xuất áo len, tái chế các sản phẩm dệt, phụ phẩm và lắp đặt pin mặt trời tại trung tâm phân phối.

 

Lấy tiêu chí hướng đến tiêu chuẩn chất lượng cao, sản phẩm của MUJI cũng được sản xuất để đảm bảo tuổi thọ lâu, giảm thiểu tần suất thay thế sản phẩm.

 

 

Ngoài ra, thương hiệu cũng hạn chế dùng các vật liệu gây tác động xấu đến môi trường, tiêu chuẩn hóa các mô-đun để thuận tiện cho việc đóng gói, tháo rời sản phẩm.

 

UNIQLO

 

Hành trình bền vững của UNIQLO đến từ sự tinh tế trong từng quy trình sản xuất, hoạt động bán hàng. Các sản phẩm nổi bật được làm từ nhựa tái chế như áo thun, áo polo, quần shorts Dry-EX, áo khoác chống nắng,...

 

Quy trình tái chế của UNIQLO

 

Quy trình sản xuất quần jeans bền vững Blue Cycle Jeans nhờ công nghệ laser để tạo kiểu bạc màu cho quần. Quá trình này cũng dùng đá sinh thái để giảm tác động lên môi trường.

 

 

Mục tiêu UNIQLO hướng đến là trở thành thương hiệu thời trang có trách nhiệm nhất toàn cầu, thay đổi tương lai qua sức mạnh trang phục và phát triển nhiều ý tưởng, sáng kiến nhằm hướng đến tương lai bền vững. Với Uniqlo, sự bền vững là chìa khóa theo chốt để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

 

Allbirds

 

Hãng giày Allbirds thu hút giới mộ điệu thời trang với những đôi giày len sành điệu và thân thiện với môi trường. Thông điệp marketing cốt lõi của Allbirds là: “Đôi giày thoải mái nhất thế giới”. 

 

 

Năm 2021, adidasAllbirds hợp tác và cho ra đời thiết kế giày mang tên FUTURECRAFT.FOOTPRINT. Chỉ với khối lượng một đôi là 2,94kg CO2e (đơn vị đo lượng carbon giày chạy thải ra), khá thấp so với các giày chạy khác trên thị trường, đây là sản phẩm giày đầu tiên của hãng giảm thiểu hàm lượng carbon thải ra mà vẫn giữ hiệu suất cao khi chạy.

 

 

Tiếp theo đó, Allbirds phát triển đôi giày “Moonshot” vào năm 2022, được làm từ nhựa sinh học và len có hàm lượng carbon rất thấp.

 

Đồng thời, Allbirds cũng dán nhãn chỉ số carbon trên từng sản phẩm. Điều này thể hiện cam kết cho sự bền vững của hãng đối với ngành công nghiệp thời trang và môi trường. Việc thải khí Carbon cũng từ đó được công khai minh bạch để người dùng yên tâm sử dụng.

 

Kowtow

 

Thương hiệu Kowtow được Gosia Piatek thành lập vào năm 2007, luôn theo đuổi chủ nghĩa tối giản (minimalism). Chất liệu Kowtow sử dụng là cotton hữu cơ 100%. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu tự nhiên luôn có sẵn, Kowtow còn xây dựng một chuỗi trồng bông, sản xuất vải cotton từ Ấn Độ.

 

Kowtow tự hào với các sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu 100% thiên nhiên.

 

Thương hiệu này luôn cam kết hướng đến tính bền vững trong thời trang, mang đến những thay đổi tích cực cho trái đất, môi trường. Ngoài sợi lấy từ thực vật, Kowtow còn dùng nguồn len merino được chứng nhận từ ZQ Merino, cam kết phúc lợi động vật và mọi việc làm đều nằm trong quy định của trong bộ luật phúc lợi động vật.

 

Levi’s

 

Vào dịp Xuân/Hè 2021, Levi’s giới thiệu BST mang tên “Style & Sustainability” với nguồn cảm hứng thiên nhiên. Chất liệu vải từ sợi bông hữu cơ, vải gai dầu thân thiện với môi trường. Sợi bông hữu cơ là nguồn nguyên liệu tự nhiên, không dùng các loại thuốc trừ sâu hóa học. 

 

Project Water<Less là một chiến lược thành công khác của Levi's . Khách hàng sẽ mang các bill tiền nước của mình đến cửa hàng để nhận ưu đãi, ai tiết kiệm được càng nhiều thì ưu đãi càng cao.

 

Việc ưu tiên sử dụng chất liệu này không những tác động tích cực đến thời trang, mà còn giúp bảo vệ môi trường, để đất trồng tươi tốt, màu mỡ hơn. Levi’s cũng cam kết các trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động kinh doanh, luôn nâng cao ý thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ môi trường.

Phúc Nguyễn 
 

Nguồn tin: advertisingvietnam.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Nguyễn Thu Hương

Nguyên Phó Trưởng ban phát triển doanh nghiệp CLB Doanh nhân Khánh Hòa Sài Gòn.&nbsp; Nguyên Phó Trưởng Khoa Nhật Bản học Trưởng phòng HTQT và phát triển Dự án quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế&nbsp;ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Cố vấn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây