CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU: SONY CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chủ nhật - 02/06/2024 08:22
Câu chuyện về quyết định sáng suốt của lãnh đạo Sony đã đưa thương hiệu này thành công trên thế giới trước khi quay trở lại chinh phục thị trường Nhật Bản.
CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU: SONY CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Từ "Sony" là sự kết hợp giữa hai từ trong tiếng La-tinh, "sonus" có nghĩa là âm thanh và "sonny" có nghĩa là cậu bé. Tên "Sony" được chọn để thể hiện mong muốn của công ty, đó là tạo ra sự tươi mới, trẻ trung trong ngành công nghệ âm thanh, đồng thời cũng mang một ý nghĩa sâu sắc về sự đam mê và sáng tạo. Họ đặt mục tiêu mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và tạo nên sự kết nối giữa con người với công nghệ. Tuy nhiên, câu chuyện ở giai đoạn đầu khởi nghiệp của họ là một minh chứng thú vị cho việc tìm cách chinh phục thị trường thế giới trước khi quay trở lại thị trường trong nước. 

Trong thập niên 1950, sản phẩm điện tử của Nhật Bản bị xem là đồ rẻ tiền và chỉ bắt chước theo phương Tây. Đơn cử như những chiếc máy chụp hình xuất xứ từ Nhật Bản chẳng là gì so với sản phẩm từ Đức và thua xa hàng hóa phương Tây, trong những quảng cáo xe, người ta đăng hình ảnh những chiếc xe đang chạy gặp sự cố, khi mở nắp xe lên thì thấy in dòng chữ Made in Japan. Nhật Bản dùng rất nhiều tiền nhập khẩu máy móc trang thiết bị từ nước ngoài và chỉ thu được ngoại tệ nhờ bán được quần áo rẻ tiền, hàng thủ công mỹ nghệ cho các nước trên thế giới. 

 Akio Morita là người thành lập chính của Sony cùng với Masaru Ibuka,  tiền thân của Sony có tên gọi là "Tokyo Stushin Kenkyujo" được thành lập vào tháng 10 năm 1945 ngay sau chiến tranh, trong cảnh đổ nát hoang tàn.Ngày 7 tháng 5 năm 1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo) với 20 nhân viên cùng tiền vốn khoảng ¥190,000.

Thành công của Sony bắt đầu từ việc luôn đi đầu trong sáng tạo công nghệ và sản phẩm mới, với khác biệt mang tính lịch sử là hãng đã sản xuất ra radio bán dẫn (transistor), tuy không phải là nhà phát minh ra transistor nhưng họ đã làm ra được loại radio bán dẫn nhỏ gọn hơn hẳn những sản phẩm cùng thời. 

Quyết định chinh phục thị trường quốc tế trước khi quay về thị trường Nhật Bản. Lãnh đạo Sony thời bấy giờ là Morita đã mang sang Mỹ và giới thiệu sản phẩm mẫu TR-52 (xem hình) cho công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng Bulova của Mỹ, họ chấp nhận mua khoảng 100,000 cái trừ khi ToTsuKo bỏ logo SONY và thay bằng tên công ty họ. Điều này dễ hiểu bởi SONY hay ToTsuKo ngoài Nhật ra thì không ai biết tới, còn Bulova đã có 50 năm danh tiếng tại Mỹ. 
Screen Shot 2024 06 02 at 7 20 43 PM


Nhưng Morita lại quyết định từ chối đề nghị của Bulova. Với ông, cái tên Sony đại diện cho thành quả của họ, và Sony cũng chẳng thể cất cánh nổi nếu hướng kinh doanh của họ thay đổi chỉ núp bóng các thương hiệu lớn. Đây là quyết định chính xác tuyệt đối của Morita và ảnh hưởng tới toàn bộ ngành xuất khẩu điện tử của Nhật. Họ tìm cách đặt sản phẩm của mình tại những khu phố mua sắm sang trọng bậc nhất, đồng thời đưa ra chiến dịch bán sản phẩm vào mùa giáng sinh với những quảng cáo ấn tượng. Tìm cách chinh phục thị trường thế giới bằng chất lượng và sự tiện dụng, nhỏ gọn mà tinh tế của sản phẩm. 

Sony đã đưa được thương hiệu của mình trở thành nổi tiếng toàn thế giới, xóa bỏ ấn tượng về một hàng Nhật Bản chất lượng kém, rẻ tiền và hay hư hỏng. 

Họ cũng đã lớn lên từ sau một cuộc chiến tranh. 

Tham khảo thêm:
MADE IN JAPAN: CHẾ TẠO TẠI NHẬT BẢN, Akio Morita, 2006, Nxb Tri thức.

Tác giả bài viết: Thu Hương

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://nguyenthuhuong.net hoặc chưa được sự đồng ý bằng bởi chủ sở hữu là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Nguyễn Thu Hương

Nguyên Phó Trưởng ban phát triển doanh nghiệp CLB Doanh nhân Khánh Hòa Sài Gòn.  Nguyên Phó Trưởng Khoa Nhật Bản học Trưởng phòng HTQT và phát triển Dự án quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Cố vấn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây