CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG BẰNG SỰ TỬ TẾ

Thứ hai - 27/05/2024 16:53
Inamori Kazuo là một cậu bé xuất thân từ gia đình nghèo vùng tỉnh lẻ Kagoshima với thể chất yếu đuối và thành tích học tập không có gì nổi bật, vậy mà ông chính là người sáng lập 2 công ty Kyoto Ceramic (Công ty Kyocera ngày nay) và Công ty Daini Denden (Công ty KDDI ngày nay). Ông cũng là người đã vực hãng hàng không Japan Airlines trên bờ vực phá sản trở thành hãng hàng không có lãi chỉ trong 2 năm vào lúc ông đã 78 tuổi. Cuộc đời ông là minh chứng cho việc nếu chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân thì không thể có cách kinh doanh bền vững và thành công lâu dài. Chỉ có con đường đi đến thành công bằng sự tử tế mới mang lại hạnh phúc cho bản thân và nhân loại.
CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG BẰNG SỰ TỬ TẾ
Inamori Kazuo tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa học Ứng dụng Trường Đại học Kagoshima. Năm 1959, ông thành lập Công ty Kyoto Ceramic (Công ty Kyocera ngày nay) và đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT, từ năm 1997 thì giữ chức Chủ tịch danh dự. Năm 1984, ông thành lập Công ty Daini Denden (Công ty KDDI ngày nay) và giữ chức Chủ tịch HĐQT, từ năm 2001 thì trở thành Cố vấn danh dự. Cũng trong năm 1984, ông thành lập quỹ Inamori, sáng lập giải thưởng Kyoto (vốn được xem là phiên bản Nhật của Giải thưởng Nobel) để biểu dương những người có thành tích cống hiến cho sự phát triển, tiến bộ xã hội của nhân loại. Ông còn là Hiệu trưởng Trường Seiwajjuku - nơi hội tụ các doanh nhân trẻ. Ông cũng là người đã vực hãng hàng không Japan Airlines trên bờ vực phá sản trở thành hãng hàng không có lãi chỉ trong 2 năm vào lúc ông đã 78 tuổi. Cuộc đời ông là minh chứng cho việc nếu chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân thì không thể có cách kinh doanh bền vững và thành công lâu dài. Chỉ có con đường đi đến thành công bằng sự tử tế mới mang lại hạnh phúc cho bản thân và nhân loại.

Inamori Kazuo được mệnh danh là ông thần kinh doanh của Nhật Bản, là một nhân vật đặc biệt, sinh ra là một cậu bé nghèo, sức khỏe kém, xuất thân tỉnh lẻ và thi mãi mới có thể đậu vào đại học. Đến khi xin được việc làm thì lại vào làm việc cho một công ty đang trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên những điều ấy không ngăn cản ông trở thành một trong những nhà tư tưởng lớn của Nhật Bản, một nhà kinh doanh tài ba. Ông không chỉ thành lập hai công ty Fortune 500 mà còn lật ngược tình thế và cứu hãng hàng không Japan Airlines ở tuổi 78, tạo ra hết phép lạ kinh doanh này đến phép lạ kinh doanh khác. 

Ông viết: "Ngay cả trong buôn bán cũng vậy, nếu chỉ nghĩ đến riêng mình thu lợi thì thành công cũng không kéo dài được lâu. Phải làm sao mà những người liên quan đến việc mua bán đều hài lòng, người bán cũng vui mà người mua cũng mừng, không để chỉ một bên lợi, một bên thiệt như trò zero-sum". 

"Thời trẻ, tôi luôn nhắc nhở mình phải đọc sách ít nhiều trước khi ngủ nên đầu giường chất hàng chục cuốn sách triết học và tôn giáo. Những hôm về trễ, tôi vẫn cố gắng đọc một, hai trang. Có lẽ nhờ những ngày trẻ như vậy mà tôi có thể đường đường tổng quát nửa đời mình như vậy. Tôi dùng câu “nâng cao tâm hồn, phát triển kinh doanh” để chỉ mối quan hệ song phương của nhân cách người lãnh đạo và thành tích công ty. Cũng có thể nói đây là bản chất của kinh doanh. Muốn phát triển kinh doanh thì trước tiên phải nâng cao tâm hồn bản thân người lãnh đạo, sau đó tự nhiên thành tích cũng sẽ đi theo." (Chương 9)

“Tinh tiến” là làm việc hết sức mình, chăm chỉ, cố gắng, ngôn ngữ hiện đại gọi là “làm việc”. Làm việc không đơn giản là cách để nhận công. “Làm việc” ở đây là hết lòng vào công việc, lao động hết sức mình với “nhất tâm bấn loạn” để xây dựng trái tim, linh hồn, nhân cách. (Chương 11)

"Trên thực tế, cho dù giàu có, phát triển đến đâu mà lòng tham không đáy cứ muốn có nhiều tiền hơn sẽ khiến trái tim luôn cảm thấy thiếu thốn, người đó không thể nào hạnh phúc. Ngược lại, tuy không giàu có nhưng trái tim nhân hậu, có ước mơ hoài bão thì luôn cảm nhận được hạnh phúc. Rõ ràng cuộc đời con người ta sẽ trở thành địa ngục hay cực lạc là do trái tim người đó quyết định." (Chương 12)

"Gia đình, sở làm, công ty, xã hội, quốc gia, tùy vào trái tim của những người cấu tạo nên mà những tập thể này khác nhau. Nếu người sống ở đó chỉ biết nghĩ đến mình thì tình hình nhiễu nhương, nếu họ có trái tim biết nghĩ đến người khác thì sẽ có một xã hội thịnh vượng. Từ đó, vấn đề được đặt ra là trái tim, tâm hồn của từng người cấu tạo nên tập thể phải như thế nào.

Tình trạng xã hội là tấm gương phản chiếu trái tim con người. Sự phát triển bền vững của công ty, nền kinh tế hay tương lai tươi sáng, yên bình của một xã hội, quốc gia đều bắt đầu từ việc mài giũa tâm hồn của mỗi chúng ta."  (Chương 12)

Sỡ dĩ có nhiều vụ làm ăn gian dối và uy tín thương hiệu trên thương trường của một số doanh nghiệp chúng ta không cao, hoặc hàng loạt các doanh nghiệp phá sản chỉ trong 1-3 năm đầu thành lập là vì chúng ta không kinh doanh dựa trên triết lý bền vững. Có rất nhiều phong cách kinh doanh và nhiều nhà kinh doanh tài ba trên thế giới mà Inamori Kazuo là một trong những hình mẫu mà chúng tôi muốn bạn cân nhắc ngay từ khi bắt đầu. Hãy kinh doanh và thành công trên con đường của sự tử tế, mang lai lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng và xã hội thì chắc chắn con đường các bạn sẽ đi tuy chậm nhưng sẽ bền vững qua thời gian. 

Tác giả bài viết: Thu Hương

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://nguyenthuhuong.net hoặc chưa được sự đồng ý bằng bởi chủ sở hữu là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Nguyễn Thu Hương

Nguyên Phó Trưởng ban phát triển doanh nghiệp CLB Doanh nhân Khánh Hòa Sài Gòn.  Nguyên Phó Trưởng Khoa Nhật Bản học Trưởng phòng HTQT và phát triển Dự án quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế ĐH KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh. Cố vấn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây